Hiệu chuẩn là hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo. Trong đó một số định nghĩa trong Hiệu chuẩn cần nắm được như:
1. Absolute Zero
Độ Không
Là số nhỏ nhất tính theo thang nhiệt độ tuyệt đối: 0°K, -459.69°F or -273.16°C.
2. Accuracy
Độ chính xác
Là chỉ số đo lường được thống kê (thông thường là 95% giống nhau) giữa số liệu đo và số liệu thực tế hoặc số liệu được đo trước đó trong một số trường hợp cụ thể hoặc nhất định.
3. Tỉ lệ dung sai (Accuracy ratio)
Là tỉ lệ giới hạn dung sai của đối tượng được hiệu chuẩn với thiết bị chuẩn (thường kí hiệu là TAR)
4. Chuẩn đo lường (Measurement Standard)
Một vật liệu đo, một công cụ đo, một vật liệu tham chiếu hoặc 1 hệ thống chuyên dụng nhằm xác định, nhận ra, duy trì, phục hồi một đơn vị cho một hoặc nhiều giá trị của số lượng cung cấp như là một tài liệu tham chiếu.
5. Phòng thí nghiệm quốc gia (National Laboratory)
Một cơ sở thực chứng, duy trì và phổ biến các tiêu chuẩn đo lường của một quốc gia ( còn gọi là tiêu chuẩn đo lường quốc gia)
6. Chuẩn đầu đo lường (Primary Measurement Standard)
Là chuẩn được chỉ định hoặc thừa nhận rộng rãi có những phẩm chất đo lường cao nhất và có giá trị được chấp nhận mà không phải tham chiếu với các chuẩn đo lường khác
7. Truy Nguyên (Traceability)
Là tập hợp các kết quả đo lường hoặc giá trị của thiết bị chuẩn có liên quan tới tài liệu tham chiếu. thường các chuẩn quốc gia hoặc quốc tế phải nằm trong 1 chuỗi so sánh mắt xích không gián đoạn và tất cả phải có độ không đảm bảo đo.
8. Độ không đảm bảo đo (Uncertainty of measurement)
Một tham số kết hợp với kết quả của phép đo, đặc trưng cho sự phân tán của các giá trị mà nguyên nhân từ các yếu tố ảnh hưởng tới đo lường
Danh sách độ không đảm bảo đo (Uncertainty List)
Một danh mục cụ thể các nguồn và độ lớn của độ không đảm đo ảnh hưởng tới kết quả đo. Danh sách bao gồm: