Tin tức

PHÂN BIỆT HIỆU CHUẨN VÀ KIỂM ĐỊNH

                                                  Phân biệt hiệu chuẩn và kiểm định

  • Kiểm định: là việc xác định, xem xét sự phù hợp của phương tiện đo so với yêu cầu pháp lý có đạt các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể hay không, kết quả do cơ quan kiểm định nhà nước xác định là đạt hoặc không đạt

Kiểm định mang tính chất bắt buộc đối với các phương tiện đo có trong “Danh mục các thiết bị bắt buộc kiểm định” theo quyết định số 13/2007/QĐ-BKHCN ngày 6/7/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Việc kiểm định chỉ được thực hiện bởi một đơn vị được chỉ định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền (trong lĩnh vực Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng) trong phạm vi được chỉ định. Thiết bị đo sau khi kiểm định đạt yêu cầu được dán tem kiểm định hoặc cấp giấy chứng nhận kiểm định của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường hoặc cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước và có giá trị pháp lý trong cả nước.

 

  • Hiệu chuẩn là hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo.

Tầm quan trọng của 1 phương tiện đo được hiệu chuẩn là: đảm bảo sự hiển thi số đo của 1 phương tiện đo phù hợp với các phép đo khác; Xác định độ không đảm bảo đo của phương tiện đo; Thiết lập sư tin cậy của phương tiện đo. Vi vậy khi các tổ chức áp dụng áp dụng các hệ thống quản lý như ISO 9001, ISO 22000, ISO/IEC 17025… thì việc hiểu chuẩn phương tiện đo gần như là 1 yêu câu bắt buộc.

  • Về bản chất kỹ thuật của hiệu chuẩn và kiểm định giống nhau: đó là việc so sánh phương tiện đo với chuẩn để đánh giá sai số và các đặc trưng kỹ thuật, đo lường khác của nó. Khác nhau là kiểm định theo yêu cầu của pháp lý, bắt buộc áp dụng trong khi hiệu chuẩn là tự nguyện.